Phía sau vụ án: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị án Lê Thị Huệ (Huệ Cầu)

Thứ ba - 19/11/2019 03:21
Bị cáo Lê Thị Huệ
Bị cáo Lê Thị Huệ
        Từ năm 2015 đến 2016, Lê Thị Huệ còn có tên gọi khác Huệ Cầu sinh năm 1974 trú tại tổ 12, phường nam Cường, Tp Lào Cai do làm ăn thua lỗ đã vay mượn tiền của nhiều người. Để có tiền trả nợ và sử dụng cá nhân Lê Thị Huệ đã có hành vi lừa đảo bằng các thủ đoạn tinh vi như sau:
         Huệ nói với các bị hại gửi tiền tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng qua Huệ sẽ được hưởng lãi suất cao ngoài quy định hoặc Huệ dùng giấy tờ hợp pháp chứng minh tài sản để thế chấp vay tiền sau đó nói với người cho vay gửi số tiền đã cho Huệ vay vào ngân hàng thông qua Huệ để được hưởng lãi suất cao ngoài quy định và Huệ lấy lại giấy tờ chứng minh tài sản đã thế chấp rồi chuyển nhượng cho người khác. Các bị hại đều tin tưởng đưa tiền cho Huệ; sau mỗi lần nhận tiền Huệ đưa cho các bị hại ký khống vào các giấy gửi tiền (Huệ lấy mẫu in tại các quầy giao dịch của Ngân hàng). Sau đó Huệ ra Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Cam Đường, Kim Tân, Bắc Cường tự điền các thông tin của bị hại vào các mục quy định và gặp các giao dịch viên làm thủ tục gửi tiết kiệm đứng tên các bị hại với số tiền 01 triệu hoặc 5 triệu đồng.
Sau khi nhận sổ tiết kiệm từ ngân hàng với số tiền nêu trên Huệ chuyển các sổ đó cho đối tượng tên Trần Mạnh Cường để mang sang Trung Quốc sửa số tiền bằng số và chữ tương ứng với số tiền Huệ đã cầm của bị hại với mục đích che dấu hành vi của mình và chiếm đoạt số chiền chênh lệch. Tính đến thời điểm xét xử Huệ đã chiếm đoạt là 239,1 tỉ đồng. Bị hại bị Huệ lừa đảo số tiền nhiều nhất là 77,8 tỉ đồng, người ít nhất là 300 triệu đồng.
          Với hành vi của mình ngày 10/10/2019 Tòa án Cấp cao tại Hà nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm y án sơ thẩm của Tòa án ND tỉnh Lào Cai với mức án 17 năm tù với bị cáo Lê Thị Huệ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
          Qua vụ án này có những bài học cần cảnh giác cho người dân và hệ thống ngân hàng như: Khi có thông tin về lãi suất cao trong hệ thống ngân hàng phải đến trực tiếp ngân hàng đó kiểm tra thực tế trước khi giao tiền cho các đối tượng không phải nhân viên ngân hàng.
          Huệ đến trực tiếp nơi giao dịch của Ngân hàng chỉ cần nói làm sổ tiết kiệm mạng tên người khác để “ tặng sinh nhật” là có thể làm được sổ tiết kiệm khi chủ sổ không có mặt trực tiếp. Đây cũng là giao dịch quá dễ dành dễ bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng.
                                      Luật sư: cao Trần Thọ
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay6,096
  • Tháng hiện tại122,287
  • Tổng lượt truy cập272,485
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây