Văn phòng luật sư Lào Cai

http://luatsulaocai.vn


Luật sở hữu trí tuệ Sản phẩm của trí tuệ

Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận những quyền cơ bản của công dân, trong đó có các quyền liên quan đến quyền tác giả, thể hiện tư tưởng tiến bộ, nhân văn về quyền con người.
Đó là quyên tự do ngôn luận, tự do xuất bản, là việc Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi của trí thức, tôn trọng quyền tư hữu tư nhân về tài sản. Quyền tư hữu về tài sản được hiểu bao gồm cả quyền đối với đồ vật là các tài sản hữu hình là các giá trị văn học nghệ thuật kết tinh tại các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học do công dân sáng tạo nên. Tư tưởng lập pháp đó được ghi nhận tiếp trong các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992. Đến bản Hiến pháp 1992, Nhà nước Việt Nam đã công khai tuyên bố: "công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các họat động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp"(Điều 60).

Năm 1986 với Nghị định 142/HĐBT, lần đầu tiên ở Việt Nam một văn bản riêng biệt về quyền tác giả được ban hành với một số quy định về quyền tác giả, có sự giúp đỡ của hãng VAB (Hãng bảo hộ quyền tác giả của Liên Xô cũ). Tháng 10/1994, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả. Trước yêu cầu của sự phát triển, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IX đã biểu quyết thông qua Bộ luật Dân sự trong đó có các quy định về quyền tác giả. Với 36 điều quy định tại phần VI, phần VII Bộ luật Dân sự, các quy định này đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ dân sự về quyền tác giả và quyên liên quan. Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Nhằm thúc đẩy họat đông bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia và hội nhập quốc tế, Quốc hội khóa Xl kỳ họp thứ 7 đã thông qua Bộ luật Dân sự sửa đối, trong đó có 14 điều quy định về quyền tác giả và quyền liên quan tại Chương 34, Phần thứ VI. Tiếp theo tư tưởng đổi mới từ việc sửa đổi Bộ luật Dân sự, Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8 đã biểu quyết thông qua Luật Sở hữu trí tuệ. Luật Sở hữu trí tuệ có bố cục 6 phần, 18 chương và 222 điều, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến họat động sáng tạo và bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, quyên sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng mới.

Liên quan tới các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan tại Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả viết bài này xin đề cập tới giá trị của văn bản pháp luật đã được quốc hội thông qua, Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1996.

Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định về quyển tác giả và quyền liên quan là thành quả của họat động trí tuệ từ việc tồ chức nghiên cứu xây dựng đề án, đến việc xem xét, biểu quyết thông qua của Quốc hội. Có thể đánh giá giá trị của Luật Sở hữu trí tuệ trên các khía cạnh sau:

1. Luật Sở hữu trí tuệ đã kế thừa các tư tưởng lập pháp, giá trị của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan từ các văn bản pháp luật đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn.

Tư tưởng lập pháp tiến bộ, nhân văn về quyển con người của Nhà nước Việt Nam đã được hình thành và thể hiện trong các văn bản pháp luật trước, nay tiếp tục được ghi nhận và cụ thể hóa tại Luật Sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ, thực chất của quyền tác giả chính là quyền của con người, là nhân quyền. Trong các quyền của công dân được ghi tại Hiến pháp, các bộ luật và các luật thì, quyển tác giả là một loại quyền đặc biệt. Vì vậy, đối tượng được pháp luật bảo hộ là các quyền nhân thân và quyến tài sản.

Khách thể của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, chủ thể quyền chính là công dân - tác giả. Đây là tư tường chỉ đạo, xuyên suốt quá trình lập pháp về lĩnh vực này ở Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ của họat động lập pháp, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã thể hiện rõ và đầy đủ hơn các quyền của tác giả. Trong đó, quyền tài sản được thể hiện chuẩn xác, dùng nội hàm của quyền này.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là văn bản luật được tiếp thu các giá trị từ các quy phạm pháp luật đã kiểm nghiệm trong thực tiễn thi hành. Nhiều nội dung quy định tại các văn bản pháp luật trước đã phù hợp, được thể hiện trong Luật sở hữu trí tuệ, với kỹ thuật lập pháp tiến bộ hơn. Nhiều nội dung giá trị tại các thông tư của Bộ VHTT, liên bộ ngành đã được nâng lên thành quy phạm của Luật Sở hữu trí tuệ.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 còn là văn bản phản ánh các tổng kết, đúc rút kinh nghiệm quản lý, thực thi tại Việt Nam trong gần 20 năm, kể từ khi Nhà nước triển khai thực hiện công tác quan trọng, mới mẻ và phức tạp này.

2. Luật Sở hữu trí tuệ thể hiện sự hài hòa lợi ích giữa các chủ thể sáng tạo với các chủ thể sử dụng và công chúng hưởng thụ.

Khi đề cập tới luật pháp là đề cập tới việc điều chỉnh lợi ích giữa các nhóm cộng đồng. Sự thành công của một trật tự xã hội bắt nguồn trước tiên từ chính việc xác lập các quy tắc xử sự, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận. Theo đó, Luật sở hữu trí tuệ đã thể hiện việc xử lý phù hợp với các lợi ích của người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng tiêu dùng (hưởng thụ). Các quyền của tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học, các quyền của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn của mình, các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, các quyền của tổ chức phát sóng đối với chương trình phát sóng của mình được thể hiện đầy đủ, rõ ràng tại luật sở hữu trí tuệ. Nhưng các giới hạn quyền cũng được đặt ra trong trường hợp tác phẩm đã công bố, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sử dụng có thể tham gia tích cực vào việc đưa tác phẩm tới công chúng, vì lợi ích công cộng hoặc vì chính sách nhân đạo. Công chúng luôn luôn là mục đích phục vụ cuối cùng của các họat động sáng tạo. Họ là người hưởng thụ các giá trị văn học nghệ thuật và thực chất họ là người thanh toán chi phí bản quyền. Thông qua cảm thụ và chi trả thù lao gián tiếp của công chúng mà tác giả và các nghệ sĩ có thể thấy được giá trị sáng tạo của mình, tiếp tục đầu tư cho sáng tạo. Vì lẽ đó mà quyền của tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng không thể là quyền tuyệt đối.

3. Luật Sở hữu trí tuệ đã tương thích với các chuẩn mực bảo hộ quốc tế

Hầu hết các điều khoản đã tương thích với các nội dung tương ứng tại các điều ước quốc tế song phương và đa phương. Trong quá trình nghiên cứu xây dựng dự án Luật Sở hữu trí tuệ Ban soạn thảo đã tổ chức nghiên cứu, tham khảo luật mẫu của WIPO, làm điều ước quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan, ba hiệp định song phương giữa Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam - Thuỵ Sỹ, Luật của một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc... Ban soạn thảo còn nhận được ý kiến tư vấn của chuyên gia WIPO, chuyên gia Dự án STAR Vệt Nam, các tổ chức quốc tế liên quan như: Liên đoàn quốc tế các nhà soạn nhạc và soạn lời (CISAC), Liên đoàn quốc tế các tổ chức ghi âm (lFPI). Việt Nam cong đã cử các đoàn tham gia các hội thảo quốc tế liên quan đến các nội dung mới của luật pháp quốc tế do WIPO tổ chức. Hoa Kỳ mời một đoàn cán bộ Việt Nam tham gia Ban soạn thảo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đến Hoa Kỳ để trao đổi về Luật này.

Chính vì quá trình tổ chức nghiên cứu, xây dựng thông qua được thực hiện với sự tư vấn của chuyên gia quốc tế nên Luật sở hữu trí tuệ với các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đã phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Hiện còn một vài quy định tại Luật sở hữu trí tuệ làm cho một số chuyên gia thuộc các quốc gia phân vân. Trước tiên xin được các bạn thông cảm, bởi lẽ Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam phả phù hợp với các đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam. Trong trường hợp có xung đột với các điều ước song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên thì căn cứ pháp lý để bảo hộ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân các nước là thành viên của các điều ước quốc tế là chính các điều ước quốc tế đó.

Với các lý do như trên, chúng ta có thể tin tưởng rằng Luật sở hữu trí tuệ là công cụ pháp lý hữu hiệu để Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế.

4. Luật sở hữu trí tuệ bảo vệ lợi ích quốc gia

Luật quốc gia đương nhiên phải phản ánh và phù hợp với đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia. Đó là đòi hỏi sống còn của mọi văn bản pháp luật. Luật Sở hữu trí tuệ cũng được tổ chức nghiên cứu, thông qua quan điểm đó. Tuy nhiên, do luật góp phần quan trọng cho việc hội nhập quốc tế không chỉ riêng về văn hóa, mà còn là kinh tế, thương mại, thu hút đầu tư từ nước ngoài. Vì vậy, ngoài thỏa mãn các đòi hỏi điều chỉnh quan hệ xã hội nội tại của quốc gia, nó còn phải đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế. Ban soạn thảo, các cơ quan có thẩm quyền trình và Quốc hội đã coi trọng lợi ích quốc gia thể hiện tại các điều luật. Các quy định luật sở hữu trí tuệ về cơ bản là phù hợp giữa lợi ích quốc gia với các chuẩn mực quốc tế. Trong một số trường hợp không nhiều mặc dù có sự xung đột pháp luật, nhưng Quốc hội đã xuất phát từ điều kiện, đặc điểm cụ thể của đất nước để biểu quyết dân chủ, công khai từng nội dung.
Theo  Tạp chí Sách & đời sống
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây